Recently, U.S. and Russia relations changed in a fundamental way. The U.S., recognizing mutual benefit, has increased its cooperation on the major international issues of energy security and climate change. Russia opened its door for U.S companies to participate in research and exploitation of energy resources.
Russia and the U.S. hold important roles in ensuring global energy security. Russia is a supplier of energy resources for Europe and its sphere of influence. America is a global economic and political superpower, and the biggest energy importer. Oil and gas are currently the main sources of global energy. The main customers for these energy sources are industrialized countries and rapidly developing countries with large economies, such as China and India. Energy demand will increase along with the threat to energy security.
Energy cooperation between Russia and the United States is necessary; it maintains energy security worldwide. Without this cooperation, high oil prices could cause another energy crisis and further prolong the financial crisis.
One other important factor affecting relations between Russia and U.S is the struggle to influence world energy prices. The U.S. reduces its dependence on imported energy by discovering reserves of natural gas and searching for new energy sources. To maintain and control oil prices in world markets, the U.S. uses economic sanctions and exerts political pressure on all oil exporting countries to export at a low price to the U.S.
Global energy security is a systemic problem. To solve this problem satisfactorily, there should be cooperation between all energy producing, importing and brokering countries such as Russia, the U.S., China, India, EU members, and Arab countries. To gain such broader cooperation, first Russia and America must cooperate in terms of energy as well as within a joint strategic partnership.
The U.S. and Russia need to set up a joint working group in the energy sector and create agreements and regulations to establish stability in terms of energy strategies, with the involvement and participation of the Ministers of Foreign Affairs, Defense, Energy, and Trade. In addition, meetings between the presidents and the National Assembly and Congress as a joint committee are important to ensure the implementation and cooperation within international laws.
For Russia, the development of international relations in the energy area will be key tasks. This is not just a matter of economic development and consolidation of political position for Moscow. It must bear global responsibility to ensure balance and stability in the energy sector worldwide. Russia and the United States should promote dialogue on energy issues and call for other energy countries to be involved. This action not only reflects the economic interests and political influence of the two countries, it also creates the necessary conditions to address issues of global energy security.
Hợp tác năng lượng Nga - Mỹ và vấn đề an ninh năng lượng toàn cầu
18:11 | 07/07/2010
(ĐCSVN) - Gần đây, quan hệ năng lượng Nga - Mỹ đã có những thay đổi căn bản. Mỹ đã điều chỉnh quan hệ hợp tác đôi bên cùng có lợi với các vấn đề quốc tế lớn như an ninh năng lượng, thay đổi khí hậu. Còn Nga mở cửa với đối tác và mời các công ty Mỹ tham gia nghiên cứu, khai thác các nguồn năng lượng của Nga.
Nga và Mỹ giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng của thế giới. Nga là nhà cung cấp các nguồn năng lượng lớn, duy trì hệ thống cung cấp năng lượng tại châu Âu và phạm vi ảnh hưởng của mình. Mỹ là một siêu cường về kinh tế và chính trị của thế giới, là nhập khẩu năng lượng lớn. Dầu mỏ và khí đốt là các nguồn năng lượng toàn cầu chính hiện nay. Khách hàng chính đối với các nguồn năng lượng này là các nước công nghiệp phát triển và các nước lớn với các nền kinh tế đang phục hồi nhanh chóng như Trung Quốc, Ấn Độ. Trong tương lai, nhu cầu năng lượng sẽ tăng mạnh và nguy cơ đối với vấn đề an ninh năng lượng cũng tăng lên.
Sự hợp tác năng lượng giữa Nga và Mỹ là hết sức cần thiết, nó giúp duy trì vấn đề an ninh năng lượng toàn cầu. Nếu thiếu sự hợp tác này, các vấn đề sẽ được giải quyết không theo nguyên tắc, thế giới sẽ lại bị sốt vì giá dầu tăng cao và có thể tiếp tục lâm vào cảnh khủng hoảng tài chính.
Một yếu tố quan trọng khác ảnh hưởng tới quan hệ Nga - Mỹ là cuộc đấu tranh giành ảnh hưởng về giá năng lượng trên thế giới. Hiện Mỹ giảm phụ thuộc vào việc nhập khẩu năng lượng bởi Oa-sinh-tơn đã tìm ra các nguồn dự trữ khí đốt tự nhiên và tiếp tục tìm kiếm các nguồn năng lượng tiềm năng mới. Ngoài ra, để duy trì giá dầu trên thị trường thế giới, Mỹ sử dụng các biện pháp chế áp về chính trị và kinh tế đối với tất cả các nước xuất khẩu để các nước này bỏ qua mọi rào cản đối với Mỹ.
An ninh năng lượng toàn cầu là vấn đề mang tính hệ thống. Để giải quyết thỏa đáng vấn đề trên, cần có sự kết hợp giữa các nước sản xuất năng lượng, các nước nhập khẩu năng lượng và các quốc gia trung chuyển năng lượng, bao gồm Nga, Mỹ, Trung Quốc, các nước thành viên EU, Ấn Độ, các quốc gia Ả rập. Để có sự thống nhất trên, trước tiên cần có sự hợp tác về mặt năng lượng giữa Nga và Mỹ cũng như quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước này.
Nga và Mỹ cần thiết lập các nhóm làm việc chung trong lĩnh vực năng lượng, đưa ra quy chế cho các nhóm này nhằm thiết lập sự ổn định chiến lược về mặt năng lượng trong khuôn khổ các cuộc “hội đàm bốn Bộ” (với sự tham gia của Bộ trưởng các bộ Ngoại giao; Quốc phòng; Năng lượng; Thương mại).
Ngoài ra, vai trò của các cuộc tiếp xúc giữa các Tổng thống, các Ủy ban liên Quốc hội hai nước cũng rất quan trọng để đảm bảo các bên tiến hành hợp tác theo đúng quy trình và luật lệ quốc tế.
Đối với Nga, việc phát triển các mối quan hệ quốc tế trong lĩnh vực năng lượng sẽ là nhiệm vụ then chốt. Đây không chỉ là vấn đề phát triển kinh tế và củng cố vị thế chính trị của Mát-xcơ-va mà còn là nhiệm vụ mang tính toàn cầu - đảm bảo tính ổn định và cân bằng trong lĩnh vực năng lượng trên toàn thế giới. Nga và Mỹ cần thúc đẩy vấn đề đối thoại năng lượng với việc kêu gọi các cường quốc năng lượng khác tham gia. Điều này không chỉ phản ánh các lợi ích kinh tế và địa chính trị của hai nước mà còn tạo các điều kiện cần thiết nhằm giải quyết các vấn đề an ninh năng lượng toàn cầu./.
Các từ khóa theo tin:
T.C (tổng hợp)
This post appeared on the front page as a direct link to the original article with the above link
.
[T]he Republican president managed to make the meeting revolve around his interests — the debate about the 5% — and left out ... the White House’s attitude toward the Kremlin.
U.S. companies, importers and retailers will bear the initial costs which most economists expect to filter through the supply chain as a cost-push inflation.