Has the US Shifted Strategic Direction in Ukraine?

Published in Thanh Nien
(Vietnam) on 26 April 2022
by Vu Manh (link to originallink to original)
Translated from by Noah Nguyen. Edited by Helaine Schweitzer.
With new statements from the Pentagon’s leadership, the U.S. has signaled a strategic shift in Ukraine, forecasting a long-term contest of strength and influence with Russia.

During a news conference in Poland on April 25, just after a visit to Kyiv, U.S. Defense Secretary Lloyd Austin said Washington wants to see Russia “weakened” and to be unable to rapidly restore its military. This statement clearly suggests a strategic shift in the U.S. regarding the conflict in Ukraine.

US Wants To Weaken Russia

When hostilities first broke out, President Joe Biden was consistent about not wanting the conflict to spread outside Ukraine or becoming a direct war between Russia and the U.S. “Direct confrontation between NATO and Russia is World War III, something we must strive to prevent,” he said in early March.

Biden pledged not to keep the U.S. military out of the war and opposed establishing a no-fly zone over Ukrainian territory, a move which would have risked a direct clash between U.S. and Russian forces. However, as fighting has grown more fierce and Ukraine’s demand for heavy armaments has increased, the limits stated by the U.S. government have grown murkier. At the same time, in both word and deed, the U.S. is gradually shifting course to weaken the Russian military.

The U.S. has imposed punitive sanctions clearly designed to prevent the Russian military from developing or producing new armaments. The U.S. has also blocked revenue from Russian oil and natural gas, although not yet entirely successfully. With regard to meeting the objective of weakening the Russian military, Austin and others in Biden’s administration are articulating the future they see more clearly: a contest of strength and influence with Moscow that will last for many years.

“We want to see Russia weakened to the degree that it can’t do the kinds of things that it has done” in Ukraine, Austin told reporters in Poland. Secretary of State Antony Blinken, who accompanied Austin to Kyiv, agreed with the Pentagon chief. “I think the secretary [Austin] said it very well.”

A National Security Council spokesperson in the White House said Austin’s statement in Poland is consistent with U.S. goals that have been established over many months, which is to turn the “special military operation” in Ukraine into “a strategic failure for Russia,” CNN reported.

“We want Ukraine to win," the spokesperson said. "One of our goals has been to limit Russia's ability to do something like this again.”

America’s strategic shift has taken place over the past few weeks, demonstrated by the transfer of heavy weapons from the U.S. and many NATO nations to Ukraine despite the possibility Russia could interpret this as an act of war. As Austin and Blinken attended the press conference in Poland, the first howitzers from the United States’ most recent military aid package arrived in Ukraine, and the Biden administration also announced a supplementary military aid package of artillery munitions for Kyiv worth $165 million.

Biden administration officials told CNN they believe continuing to support Ukraine’s military could degrade Russia’s ability to fight, weaken Moscow’s long-term military capability, and give the U.S. a strategic advantage.

This shift also reflects the United States’ belief that Moscow will not stop in Ukraine after challenging the control of several regions there. On April 25, White House Press Secretary Jen Psaki told reporters that, although “[o]bviously, right now, the war is in Ukraine,” the U.S. and its allies “are also looking to prevent them (Russia) from expanding their efforts and President Putin’s objectives beyond that (Ukraine), too.”

NATO has discussed the prospect of hostilities spreading from Ukraine for some time, but has not yet reached any consensus on the issue. Now America’s public appeal could have a complex influence on the approach NATO takes. “The balance in NATO itself has shifted,” Rajan Menon, a professor of international affairs at Columbia University in the U.S., told The Guardian.* “The argument now seems to be this is not just about Ukraine; it’s about a larger problem, that is, the threat that Russia poses to Europe as a whole.

“Once Washington says it, those in NATO who want the war to be about that are empowered, because what the US says matters,” Menon added.

But America’s shift in strategy has many implicit risks.

The Prospect of World War III

“There is a very narrow line to tread here,” James Arroyo, a former high-level U.K. national security official, now director of the Ditchley Foundation, told The New York Times. “The risk is that 'degrade Russian military power' could easily shift into a degradation of Russia as a power generally — and that Putin will use that to stoke nationalism.”

The second risk is that if Russian President Vladimir Putin believes conventional Russian military forces are being stifled, he could shift to attacks on Western infrastructure, or shift to chemical weapons or tactical nuclear weapons on the battlefield. This is a possibility which was hard to imagine eight weeks ago but which is now under discussion.

“None of us can take lightly the threat posed by a potential resort to tactical nuclear weapons or low-yield nuclear weapons,” CIA Director William J. Burns said this month.

Burns said the possibility this will occur is low. However, in a number of possible scenarios U.S. authorities are now considering, there is one where Russian sets off a nuclear blast as a show of force in the Black Sea or in an unpopulated area as a warning shot for Western nations to back off.

One European diplomat says it’s unclear whether Austin’s statement reflects a strategic shift or if it’s “a clearer articulation” of the United States’ current position. But if this really is a new U.S. objective, publicly speaking about it is also controversial, since Moscow will have more reason to accuse NATO of fighting a proxy war in Ukraine.

In an interview on state television on April 25, Russian Foreign Minister Sergey Lavrov warned the risk of nuclear war — that is, World War III — is “real” and no one should underestimate this danger. At the same time, he commented on Moscow’s position regarding NATO’s arms assistance to Kyiv.

“If NATO actually starts a proxy war against Russia and arms this proxy, then a war’s a war,” Lavrov warned the U.S. and Russia, according to Reuters.

*Editor’s Note: Rajan Menon is chair of the political science department at the City University of New York. He is a senior research scholar at the Saltzman Institute of War and Peace Studies at Columbia University.


Với những tuyên bố mới từ lãnh đạo Lầu Năm Góc, chính quyền Mỹ phát đi tín hiệu về sự chuyển hướng chiến lược tại Ukraine, dự báo về cuộc cạnh tranh sức mạnh và ảnh hưởng lâu dài với Nga.

Trong một cuộc họp báo tại Ba Lan hôm 25.4 ngay sau chuyến thăm Kyiv, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ LLoyd Austin nói Washington muốn thấy Nga "suy yếu" về mặt quân sự và không thể phục hồi nhanh chóng. Tuyên bố này gợi ý rõ ràng hơn về sự chuyển hướng chiến lược của Mỹ đối với xung đột tại Ukraine.

Mỹ muốn "làm suy yếu" Nga

Khi chiến sự vừa nổ ra, Tổng thống Mỹ Joe Biden kiên định với lập trường rằng ông không muốn xung đột lan ra ngoài Ukraine, hay biến thành chiến tranh trực tiếp giữa Nga và Mỹ. "Đối đầu trực diện giữa NATO và Nga là Chiến tranh Thế giới lần thứ ba, điều mà chúng ta phải cố gắng ngăn chặn", ông nói vào đầu tháng 3.

Ông đã cam kết không để quân đội Mỹ tham chiến và phản đối việc thiết lập vùng cấm bay trên lãnh thổ Ukraine, động thái có nguy cơ khiến các lực lượng của Mỹ và Nga đụng độ trực tiếp. Tuy nhiên, khi tình hình chiến sự ngày càng ác liệt và nhu cầu về vũ khí hạng nặng của Ukraine tăng lên, ranh giới trong những tuyên bố của chính quyền Mỹ ngày càng mờ đi. Đồng thời, bằng lời nói và hành động, Mỹ đang từng bước thúc đẩy theo hướng làm suy yếu quân đội Nga.

Mỹ đã áp đặt các biện pháp cấm vận trừng phạt được thiết kế với mục tiêu rõ ràng là để ngăn quân đội Nga phát triển và sản xuất vũ khí mới. Mỹ đã hành động để cắt đứt nguồn thu từ dầu và khí đốt của Nga, dù chưa hoàn toàn thành công. Và bằng việc thiết lập mục tiêu là làm suy yếu quân đội Nga, ông Austin và những người khác trong chính quyền Biden đang trình bày rõ ràng hơn về tương lai mà họ dự báo: một cuộc cạnh tranh sức mạnh và ảnh hưởng kéo dài nhiều năm với Moscow.

"Chúng tôi muốn thấy Nga bị suy yếu đến mức không thể làm những việc mà họ đã làm" tại Ukraine, ông Austin nói với các phóng viên tại Ba Lan. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, người đi cùng ông Austin tới Kyiv, đồng ý với người đứng đầu Lầu Năm Góc: "Tôi nghĩ ngài bộ trưởng (Austin) đã nói rất rõ rồi".

Người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia thuộc Nhà Trắng nói rằng phát biểu của ông Austin tại Ba Lan nhất quán với các mục tiêu Mỹ đã đặt ra trong nhiều tháng - đó là biến "chiến dịch quân sự đặc biệt" tại Ukraine thành "thất bại chiến lược đối với Nga", theo CNN.

"Chúng tôi muốn Ukraine giành chiến thắng", người phát ngôn cho biết. "Một trong những mục tiêu của chúng tôi là hạn chế khả năng Nga tái diễn những hành động tương tự".

Sự chuyển hướng chiến lược của Mỹ đã diễn ra trong vài tuần qua, với bằng chứng là việc Mỹ và nhiều nước NATO gửi các loại vũ khí hạng nặng cho Ukraine bất chấp việc Nga có thể cho rằng đây là hành động tham chiến. Khi ông Austin và ông Blinken họp báo ở Ba Lan, những khẩu lựu pháo đầu tiên trong khoản viện trợ quân sự mới nhất của Mỹ đã đến Ukraine, và chính quyền Biden cũng công bố việc bổ sung đạn pháo cho Kyiv bằng khoản viện trợ mới 165 triệu USD.

Các quan chức chính quyền Biden nói với CNN họ tin rằng việc tiếp tục hỗ trợ Ukraine về quân sự có thể dẫn đến những đòn giáng mạnh vào Nga, làm suy giảm năng lực quân sự của Moscow về lâu dài, và mang lại lợi ích chiến lược cho Mỹ.

Sự chuyển hướng này cũng phản ánh niềm tin của Mỹ là Moscow sẽ không dừng lại ở Ukraine sau khi giành quyền kiểm soát một số khu vực của nước này. Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki hôm 25.4 nói với các phóng viên rằng mặc dù "rõ ràng là hiện tại cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine", Mỹ và các đồng minh "cũng đang tìm cách ngăn cản (Nga) mở rộng các nỗ lực của họ cũng như các mục tiêu của Tổng thống Putin ra ngoài Ukraine".

Tác động lan rộng của chiến sự tại Ukraine là chủ đề đã được tranh luận trong nội bộ NATO lâu nay, nhưng chưa thấy luồng quan điểm nào vượt trội hơn. Giờ đây, sự lên tiếng công khai của Mỹ có thể gây ra những ảnh hưởng sâu sắc đối với cách tiếp cận của NATO.

"Thế cân bằng trong chính NATO nay đã thay đổi", Rajan Menon, giáo sư danh dự về quan hệ quốc tế tại Đại học Columbia (Mỹ), nói với báo The Guardian. "Lập luận bây giờ dường như đây không chỉ là chuyện của mỗi Ukraine mà là một vấn đề lớn hơn, là mối đe dọa mà Nga gây ra cho toàn bộ châu Âu".

"Một khi Washington nói ra điều đó, những nước trong NATO vốn cũng nghĩ chiến tranh sẽ diễn ra theo hướng như vậy sẽ có tiếng nói hơn, bởi vì những gì Mỹ nói luôn được coi trọng", ông Memon bình luận.

Song sự thay đổi chiến lược của Mỹ cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Viễn cảnh "Thế chiến 3"

"Ranh giới ở đây rất hẹp một khi bước vào", James Arroyo, cựu quan chức an ninh quốc gia cấp cao của Anh, hiện là giám đốc Quỹ Ditchley, nhận xét trên tờ The New York Times. "Rủi ro là việc 'làm suy giảm sức mạnh quân sự của Nga' có thể dễ dàng biến thành làm suy yếu Nga nói chung với tư cách một cường quốc, và ông Putin sẽ lợi dụng điều này để khơi dậy chủ nghĩa dân tộc".

Rủi ro thứ hai là nếu ông Putin tin rằng các lực lượng quân sự thông thường của Nga đang bị bóp nghẹt, ông sẽ chuyển sang tấn công mạng cơ sở hạ tầng của phương Tây, chuyển sang sử dụng vũ khí hóa học hoặc vũ khí hạt nhân chiến thuật dùng cho "chiến trường". Đây là khả năng khó có thể tưởng tượng được cách đây 8 tuần, nhưng hiện nay thường xuyên được thảo luận.

"Không ai có thể xem nhẹ mối đe dọa từ việc Nga có thể chuyển sang sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật hoặc vũ khí hạt nhân có sức công phá nhỏ", William J. Burns, giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), đã cảnh báo vào đầu tháng này.
Ông nói khả năng việc này xảy ra là thấp. Song trong số các kịch bản có thể xảy ra mà giới chức Mỹ đang xem xét, có một kịch bản trong đó Nga cho tiến hành một vụ nổ hạt nhân "trình diễn" ở biển Đen hoặc một khu vực không có dân cư, như là phát súng cảnh cáo để phương Tây lùi lại.

Một nhà ngoại giao châu Âu cho biết không rõ liệu tuyên bố của Bộ trưởng Austin phản ánh sự thay đổi chiến lược hay chỉ là "trình bày rõ ràng hơn" về một quan điểm hiện có. Song nếu đây thực sự là mục tiêu mới của Mỹ, việc công khai nói như vậy cũng gây tranh cãi vì Moscow sẽ có thêm lý do để cáo buộc rằng NATO đang tiến hành chiến tranh ủy nhiệm ở Ukraine.

Trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình nhà nước hôm 25.4, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cảnh báo nguy cơ chiến tranh hạt nhân, tức Thế chiến 3, là "có thật" và không ai được phép đánh giá thấp mối nguy này. Ông đồng thời nhắc lại lập trường của Moscow về việc NATO viện trợ vũ khí cho Kyiv.

"Về bản chất, NATO đã bước vào chiến tranh với Nga bằng con đường ủy nhiệm và đang trang bị vũ khí cho bên được ủy nhiệm đó. Chiến tranh là chiến tranh", ông Lavrov cảnh báo Mỹ và phương Tây, theo Reuters.
This post appeared on the front page as a direct link to the original article with the above link .

Hot this week

Germany: Absolute Arbitrariness

Austria: Donald Trump Revives the Liberals in Canada

Russia: Political Analyst Reveals the Real Reason behind US Tariffs*

Mexico: The Trump Problem

Venezuela: Vietnam: An Outlet for China

Topics

Austria: Donald Trump Revives the Liberals in Canada

Germany: Absolute Arbitrariness

Israel: Trump’s National Security Adviser Forgot To Leave Personal Agenda at Home and Fell

Mexico: The Trump Problem

Taiwan: Making America Great Again and Taiwan’s Crucial Choice

Venezuela: Vietnam: An Outlet for China

Russia: Political Analyst Reveals the Real Reason behind US Tariffs*

Related Articles

Venezuela: Vietnam: An Outlet for China

India: World in Flux: India Must See Bigger Trade Picture

Ukraine: Trump Faces Uneasy Choices on Russia’s War as His ‘Compromise Strategy’ Is Failing

Germany: Trump’s False Impatience