While economists and experts firmly believe the largest economy in the world is now on the verge of a recession, President Joe Biden and his administration continue to insist a recession is “not inevitable.”
There are signals informing forecasts by experts that the U.S. economy could enter a recession starting next year. The United States needs to overcome many challenges to avoid this unwelcome outcome.
Stay Positive
When reporters chased after President Joe Biden on June 20 asking about expert predictions that the U.S. economy was about to enter a recession, Biden answered, “the majority of them aren’t saying that.”
“I don’t think it is [inevitable]. I was talking to Larry Summers this morning and there’s nothing inevitable about a recession,” Biden said. He was referring to Summers’ interview, which caused an uproar after Summers said he believed recessions usually occur when inflation is high. Previously Biden also said as much when the Federal Reserve raised interest rates to a record level on June 15.
Biden administration officials have broadcast a similar message. “I expect the economy to slow … but I don’t think a recession is at all inevitable,” U.S. Treasury Secretary Janet Yellen told ABC.
Similarly, Director of the National Economic Council Brian Deese said the United States is strengthening the economy, and he highlighted notable bright spots, including a low unemployment rate, in dismissing forecasts of a recession.
After two years of COVID-19, the U.S. economy is in a feverish state because inflation has overheated like never before. The economy has also sustained other shocks, such as hostilities in Ukraine and lockdowns among Chinese manufacturers. Rising prices have forced the Fed to repeatedly increase interest rates to break the fever, but at the same time, these moves risk driving the economy into a recession. The United States’ challenge is to prescribe the right dose of medicine to prevent the economy from dying.
Yet, according to analysts, the thing Biden’s administration worries about most is that talk about a recession could make it come true. According to Catherine Rampell of The Washington Post, a pessimistic mindset could impact consumers and businesses if they cut their spending, reduce their staff, delay making investments or cancel orders. This negative feedback loop could also lead to a recession despite the Fed’s best efforts.
This is why White House officials — and to some degree officials at the Fed — are trying to express cautious optimism. “Saying recession is ‘not inevitable’… allows them to acknowledge people’s pain and fears, while providing some room for hope,” Rampell commented.
“By the end of next year, we could be seeing a recession in the American economy,” said former U.S. Treasury Secretary Summers speaking on NBC June 19.
Many Challenges
Most important of all are the actions taken by the government to reinvigorate the economy, and that isn’t easy. In the past few months, Washington has tried many measures, from finding additional oil sources in the Middle East to incentivizing domestic oil production. Recently, much of the public believes that the U.S. seems to have wasted precious time that could have been used to intervene after warnings about the risk of inflation were sounded last year.
On June 20, Biden said he is seriously considering a temporary federal tax holiday to lower gas prices before Independence Day on July 4, a time when millions of Americans go on vacation. Yellen said this measure is “not perfect,” but it is also one way of combating inflation, according to Reuters.
The White House and House Democrats are also holding talks about drafting legislation to combat inflation and keep the budget deficit in check. The legislation details are still under discussion, but Bloomberg has reported the bill could include a price ceiling for insulin (an important medicine for diabetics) and federal investment in clean energy and fossil fuels. It could also include tax increases for the wealthy and for business.
Some other measures the U.S. government could implement immediately include the removal of restrictions on trade and maritime shipping in order to lower costs; promoting legal immigration to solve the labor shortage; and supporting energy companies to lower fuel costs.
A Grim Forecast
On June 20, forecasts continued to suggest that the chances U.S. might fall into recession are greater than the chances for other outcomes. “With rapidly slowing growth momentum and a Fed committed to restoring price stability, we believe a mild recession starting in the fourth quarter of 2022 is now more likely than not,” [Edna Curran and] Bloomberg wrote, quoting assessments from economists at Nomura Holdings Inc. Similarly, Deutsche Bank cited data showing the U.S. economy has started to slow down, believing a recession, if it occurs, will be more serious than previous forecasts.
TTO - Trong khi các nhà kinh tế, chuyên gia tin chắc rằng nền kinh tế lớn nhất thế giới đang ở sát mép vực suy thoái, Tổng thống Mỹ Joe Biden và chính quyền của ông vẫn khẳng định đó không phải điều "không thể tránh khỏi".
Đã có những tín hiệu là cơ sở để giới chuyên gia dự đoán kinh tế Mỹ có thể rơi vào suy thoái từ năm sau. Rõ ràng để tránh được viễn cảnh tiêu cực này, chính quyền Mỹ phải giải quyết rất nhiều thách thức.
Giữ vững tích cực
Ngày 20-6, khi các phóng viên đuổi theo để hỏi về việc các chuyên gia nói rằng kinh tế Mỹ sắp suy thoái, Tổng thống Biden trả lời: "Không phải phần đông đều nói vậy".
"Tôi không nghĩ suy thoái là điều không thể tránh khỏi. Tôi đã nói chuyện với cựu bộ trưởng tài chính Larry Summers sáng nay và không có chuyện không thể tránh khỏi suy thoái" - ông Biden nói, nhắc đến cuộc phỏng vấn gây xôn xao dư luận trước đó của ông Summers cho rằng suy thoái thường xảy ra khi lạm phát cao. Lần trước, ông Biden cũng khẳng định điều này khi Cục Dự trữ liên bang (FED) nâng lãi suất kỷ lục vào ngày 15-6.
Các quan chức trong chính quyền ông Biden cũng phát đi thông điệp tương tự trên truyền thông. "Tôi nghĩ kinh tế sẽ chững lại... nhưng tôi không nghĩ suy thoái là không thể tránh khỏi", Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen nói trong phỏng vấn trên Đài ABC.
Tương tự, giám đốc Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ Brian Deese khẳng định chính quyền nước này đang củng cố kinh tế và dẫn ra các điểm sáng như tỉ lệ thất nghiệp thấp để phản bác các dự báo suy thoái.
Sau cuộc khủng hoảng COVID-19 kéo dài hơn 2 năm, kinh tế Mỹ đang "phát sốt" vì lạm phát "nóng" hơn bao giờ hết và chịu thêm nhiều cú sốc như chiến sự ở Ukraine, các khu sản xuất ở Trung Quốc bị phong tỏa... Giá cả leo thang buộc FED phải tăng lãi suất liên tiếp để hạ nhiệt nhưng đồng thời có nguy cơ đẩy kinh tế vào suy thoái. Thách thức của chính quyền Mỹ là sử dụng "thuốc" đúng liều để không làm "chết" nền kinh tế.
Nhưng theo giới phân tích, điều mà chính quyền ông Biden còn lo lắng hơn chính là những bàn tán về suy thoái có thể biến nó thành sự thật. Theo cây bút Catherine Rampell của báo Washington Post, tâm lý bi quan có thể tác động lên người tiêu dùng, doanh nghiệp thông qua việc cắt giảm chi tiêu, sa thải nhân viên, hoãn đầu tư và hủy đơn hàng. Vòng lặp tiêu cực này cũng có thể dẫn đến một cuộc suy thoái bất chấp các nỗ lực của FED.
Đây là lý do tại sao các quan chức Nhà Trắng, và ở một mức độ nào đó là các quan chức FED, đang cố gắng thể hiện sự lạc quan một cách thận trọng. "Việc nói rằng suy thoái không phải không tránh khỏi cho phép họ thừa nhận nỗi đau và lo lắng của người dân, nhưng cũng tạo ra chút hy vọng", bà Catherine Rampell nhận định.
Vào cuối năm tới, chúng ta sẽ chứng kiến một cuộc suy thoái của nền kinh tế Mỹ.
Cựu bộ trưởng tài chính Mỹ Larry Summers nói trên kênh NBC vào ngày 19-6.
Nhiều thách thức
Nhưng quan trọng hơn hết vẫn là hành động của chính quyền nhằm vực dậy nền kinh tế, và điều đó không dễ dàng. Trong vài tháng qua, Washington đã thử nhiều biện pháp, từ việc tìm thêm nguồn cung dầu mỏ ở Trung Đông cho tới thúc đẩy năng lực lọc dầu trong nước. Thời gian qua, nhiều ý kiến trong dư luận cho rằng chính quyền Mỹ dường như đã lãng phí thời gian quý giá để kịp thời can thiệp khi nguy cơ lạm phát đã được cảnh báo từ năm ngoái.
Ngày 20-6, ông Biden cho biết ông đang xem xét nghiêm túc việc tạm dừng áp thuế liên bang để giảm giá xăng trước dịp Quốc khánh Mỹ ngày 4-7, thời điểm hàng chục triệu người Mỹ đi nghỉ lễ. Theo bà Yellen, biện pháp này "không hoàn hảo" nhưng cũng là một cách chống lạm phát, theo Hãng tin Reuters.
Nhà Trắng và các nghị sĩ Dân chủ cũng đang đàm phán về dự luật chống lạm phát, kiềm chế thâm hụt ngân sách. Các nội dung vẫn đang được thảo luận, nhưng Hãng tin Bloomberg cho hay dự luật này có thể sẽ bao gồm việc đặt mức trần giá insulin, một loại thuốc quan trọng với người bệnh tiểu đường, và các khoản đầu tư của liên bang vào năng lượng sạch và nhiên liệu hóa thạch. Nó cũng có thể gồm tăng thuế với người giàu hoặc/và các công ty.
Một số biện pháp khác mà Chính phủ Mỹ có thể thực hiện ngay là gỡ bỏ các hạn chế về thương mại và vận tải biển để giảm chi phí, xúc tiến nhập cư hợp pháp để giải quyết thiếu hụt lao động, hỗ trợ các công ty năng lượng để giảm giá nhiên liệu...
Dự báo ảm đạm
Ngày 20-6, các dự báo vẫn cho thấy khả năng Mỹ rơi vào suy thoái lớn hơn các kịch bản khác. "Với đà giảm tốc rất nhanh và FED cam kết bình ổn giá, chúng tôi tin suy thoái nhẹ sẽ bắt đầu từ quý 4-2022", Bloomberg dẫn nhận định từ các nhà kinh tế của Tập đoàn tài chính Nomura. Tương tự, Ngân hàng Deutsche Bank dẫn các dữ liệu cho thấy kinh tế Mỹ đã bắt đầu tăng trưởng chậm lại, cho rằng suy thoái nếu xảy ra sẽ nghiêm trọng hơn các dự báo trước đó.
This post appeared on the front page as a direct link to the original article with the above link
.