U.S.-Vietnam Relations Are Moving in the Right Direction

Published in Baomoi
(Vietnam) on 15 July 2010
by Thu Trang (link to originallink to original)
Translated from by Bevan Huynh. Edited by Alex Brewer.
In an interview during the 15th anniversary of normalization of relations between Vietnam and the United States by People's Army newspaper, Deputy Minister of Foreign Affairs Pham Binh Minh said that the two countries should continue to improve relations after having overcome many obstacles and put aside the past.

Deputy Minister, please provide your evaluation of the 15-year relationship between Vietnam and the U.S. and the significance of this relationship for the integration process of Vietnam?

In the past 15 years, relations between Vietnam and the United States have seen strong growth. Politically, there were five visits by senior leaders of Vietnam and the U.S. to the capital of the two countries. Both sides issued three joint statements in 2005, 2007 and 2008 to confirm the mutual benefit and the basic principles of relations based on "partnership, support, cooperation on many fronts based on mutual respect, equality and mutual benefit."

Regarding trade and investment, the U.S. became Vietnam’s largest export market. Even in 2009, when the world and the U.S economies were in crisis, Vietnam was still considered one of the few successful export countries to this market with over $12.3 billion in exports. Notably, on direct investment in 2009, the U.S. rose to become the top investor in Vietnam with a capital of up to $9.8 billion, accounting for 25 percent of total FDI in Vietnam.

The relationship has made great strides in education, training, science, and technology with many positive results, bringing practical benefits to the peoples of both sides, especially in education and training. Both countries have cooperated regarding rising sea levels caused by global warming, clearing the bombs and mines left over by the war and handling the issues caused by the consequences of Agent Orange. Relations between the two countries in the field of security and defense also began to transform based on visits at all levels — most importantly, the mutual visits by defense ministers and leaders of the two countries' security sectors — which has strengthened cooperation in the fields of rescue, disaster relief, language training, combating terrorism, drug trafficking, human trafficking and money laundering.

In the framework of partnering, friendship and cooperation on the basis of mutual respect, equality and mutual benefit, Vietnam will continue to strengthen relations with the United States for the benefit of the two countries and actively contribute to maintaining peace, security, stability and development in Asia.

The normalization of diplomatic relations and building positive relationships, friendship and cooperation between Vietnam and the U.S. has brought real benefits to people in both countries. Establishing diplomatic relations with the United States has created more opportunities for Vietnam’s economy, trade, education and training as well as science and technology. The U.S. benefits from relations with Vietnam as well. Because Vietnam is a safe destination and has a stable political environment, it is profitable for American investors; the business law environment is showing increasing improvements.

Currently education is a highlight in bilateral relations. Educational prospects for cooperation between both sides are great and the number of student exchanges between the two countries will continue to increase. This is a good opportunity aimed at contributing additional highly skilled manpower for national industrialization and modernization of the country. Besides, in recent years, nuclear technology became a new area of cooperation between Vietnam and America. The two sides signed a memorandum on cooperation in nuclear energy. It opens up opportunities for cooperation in the civil nuclear sector; several U.S. corporations with world leading nuclear power technology have expressed interest in the nuclear power development in Vietnam.

Need to Overcome Three Major Issues

Could you tell us about the difficulties and challenges that need to be resolved in the relations between the two countries for this relationship to continue growing?

During the process of normalizing relations between the two countries, we have overcome many obstacles, put aside the past and are looking toward the future. However, there are some issues for which the two countries need to continue their efforts toward improving.

Firstly, business and investment are the foundation and impetus for the development of bilateral relations and have made positive, encouraging progress over time, but they are still not commensurate with the potential of each party. Vietnam’s economy is small; it has production capacity for labor intensive goods but limited capital. Because the American economy is the world's leader, it has the ability to import labor-intensive products and has advantages in capital, science and technology. Naturally it will use this to its advantage, but America should control itself in creating trade barriers (especially surrounding dumping), recognize the market economy of Vietnam and provide Vietnam with trade preferences.

Second, Vietnam and the U.S. must cooperate in healing the consequences of war in order to bring peace and friendship between the two peoples. Vietnam consistently regarded the cooperation in searching for missing American soldiers from the Vietnam War a humanitarian duty; it has cooperated fully with the U.S. government on this issue. The U.S. is just now taking the first steps to resolve the environmental and health consequences of Agent Orange. As each day goes by, public opinion grows stronger about America's responsibility. This is an area where the U.S. government should do more.

Third, the two countries have different opinions about and ways to deal with human rights, historical circumstances and political regimes; both sides need to continue dialogue in the spirit of frankness and sincerity to handle the differences in these issues. It is the most effective way to narrow the differences for the interests of both peoples.

Deputy Minister, please tell us what you think about the prospects and the development of the relationship between Vietnam and the U.S. in the future?

With the continuous efforts of the governments and people of both countries and normalized relations, one can say that the relationship is moving in the right direction. The wounds of war are gradually healing, the distrust and suspicious feelings are lessening gradually through frank dialogue, and the countries are cooperative in many areas. The two countries affirmed their common interests and principles for the framework of the relationship: friendship, cooperation on the basis of mutual respect, non-interference in each other's internal affairs, equality and mutual benefit. This will be the basic direction for development of bilateral relations in the coming years.

Next, both countries need to continue maintaining, strengthening and building relationships, maintaining political diplomacy through visits and contacts by leaders of the two countries. Besides that, the two countries should further strengthen relations in trade, increase mutual imports and exports, bring down trade barriers and promote and exchange views on trade agreements, economy and strategic ties. The two countries should boost cooperation in the fields of science, technology and education. The two countries need to do better in humanitarian cooperation and continue to concentrate on the missing American soldiers, solving Agent Orange problems, clearing bombs and mines and public health. Also the countries must enthusiastically promote cooperation on issues such as disaster relief and search and rescue. For the remaining differences of opinion and to identify new areas of cooperation, the two countries should maintain an active dialogue on political issues such as security, defense, democracy, human rights and religion.


Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đã dần đi vào ổn định và đúng hướng
QĐND - Thứ Năm, 15/07/2010, 22:45 (GMT+7)
Nhân kỷ niệm 15 năm bình thường hóa quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ (Việt - Mỹ), trả lời phỏng vấn của Báo Quân đội nhân dân, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh nói rằng hai nước cần tiếp tục nỗ lực để làm tốt hơn nữa sau khi đã vượt qua nhiều trở ngại, gác lại quá khứ và hướng tới tương lai.
Sẽ tiếp tục tăng cường quan hệ với Mỹ


Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh.
- Xin Thứ trưởng đánh giá về chặng đường 15 năm của mối quan hệ Việt – Mỹ và ý nghĩa của mối quan hệ này đối với tiến trình hội nhập của Việt Nam?
- 15 năm qua, quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ đã có bước phát triển mạnh mẽ. Về chính trị, đã có 5 chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao của Việt Nam và Mỹ tới Thủ đô của hai nước. Hai bên đã ra ba bản Tuyên bố chung Việt – Mỹ (năm 2005, 2007 và 2008) khẳng định những lợi ích chung và nguyên tắc cơ bản cho khuôn khổ quan hệ “đối tác hữu nghị, xây dựng, hợp tác nhiều mặt trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng, cùng có lợi”.
Về thương mại và đầu tư, Mỹ đã vươn lên trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Ngay cả trong năm 2009, khi kinh tế thế giới và Mỹ rơi vào khủng hoảng thì Việt Nam vẫn được coi là một trong số ít nước xuất khẩu thành công nhất sang thị trường này với giá trị hơn 12,3 tỷ USD. Đáng chú ý là về đầu tư trực tiếp, Mỹ đã vươn lên thành nhà đầu tư hàng đầu vào Việt Nam trong năm 2009 với số vốn lên tới 9,8 tỷ USD, chiếm 25% tổng số FDI vào Việt Nam.
Quan hệ trên các mặt khác như giáo dục - đào tạo, khoa học - kỹ thuật, nhân đạo đã có những tiến triển với nhiều kết quả tích cực, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước, nhất là trên các vấn đề như đào tạo đại học, đối phó với nước biển dâng, rà phá bom mìn do chiến tranh để lại, xử lý hậu quả của vấn đề chất độc da cam. Quan hệ giữa hai nước trên lĩnh vực an ninh - quốc phòng cũng bắt đầu có chuyển biến với nhiều hoạt động như trao đổi nhiều đoàn các cấp, quan trọng nhất là các chuyến thăm lẫn nhau của Bộ trưởng Quốc phòng và lãnh đạo cao nhất của ngành an ninh hai nước, góp phần tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực cứu hộ, cứu nạn, đào tạo ngoại ngữ, chống khủng bố, chống buôn bán ma túy, phụ nữ, trẻ em, chống rửa tiền…
Trong khuôn khổ quan hệ đối tác hữu nghị, xây dựng, hợp tác nhiều mặt trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng, cùng có lợi, Việt Nam coi trọng và sẽ tiếp tục tăng cường quan hệ với Mỹ vì lợi ích của hai nước, đóng góp tích cực vào duy trì hòa bình, an ninh, ổn định và hợp tác phát triển ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Đông Nam Á.
Việc bình thường hóa quan hệ ngoại giao và xây dựng mối quan hệ tích cực, hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Mỹ đã và đang mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân cả hai nước. Việc thiết lập quan hệ ngoại giao với Mỹ đã tạo thêm nhiều cơ hội cho Việt Nam về kinh tế - thương mại, giáo dục và đào tạo cũng như khoa học công nghệ. Cùng với quan hệ Việt - Mỹ đang ngày càng phát triển, Việt Nam đang là điểm đến an toàn và hiệu quả của các nhà đầu tư Mỹ do môi trường chính trị ổn định, hành lang luật pháp và môi trường kinh doanh ngày càng được cải thiện. Hiện nay giáo dục là một điểm sáng trong quan hệ hai nước. Triển vọng hợp tác giáo dục giữa hai bên là rất lớn và số lượng trao đổi sinh viên hai nước sẽ tiếp tục tăng, đây là cơ hội tốt nhằm góp phần bổ sung nguồn nhân lực có kỹ năng cao cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây công nghệ hạt nhân trở thành một lĩnh vực hợp tác mới tiềm năng giữa Việt Nam và Mỹ. Hai bên đã ký Bản ghi nhớ về hợp tác năng lượng hạt nhân mở ra cơ hội hợp tác trong lĩnh vực hạt nhân dân sự, nhiều tập đoàn của Mỹ với công nghệ hàng đầu thế giới về điện hạt nhân đã bày tỏ quan tâm hợp tác phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam.
Ba vấn đề lớn cần vượt qua
- Xin Thứ trưởng cho biết còn những khó khăn và thách thức nào cần phải vượt qua trong mối quan hệ giữa hai nước để mối quan hệ này ngày càng phát triển?
- Quá trình bình thường hóa quan hệ cho thấy hai nước đã vượt qua được nhiều trở ngại, gác lại quá khứ và hướng tới tương lai. Tuy nhiên đánh giá lại, có thể thấy một số vấn đề hai nước cần tiếp tục nỗ lực để làm tốt hơn nữa.
Thứ nhất, quan hệ thương mại - đầu tư là nền tảng và động lực cho sự phát triển chung của quan hệ hai nước, thời gian qua tuy đã có những tiến triển tích cực, đáng khích lệ nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của mỗi bên. Việt Nam là nền kinh tế có trình độ thấp, có năng lực sản xuất các mặt hàng cần nhiều lao động song vốn hạn hẹp… Trong khi đó, Mỹ là nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới, có nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm cần nhiều lao động, có lợi thế về vốn, khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ nguồn. Để khai thác hơn nữa sự bổ sung mang tính tự nhiên này, Mỹ cần hạn chế các rào cản trong quan hệ thương mại, nhất là các vụ “bán phá giá”, sớm công nhận nền kinh tế thị trường của Việt Nam và dành cho Việt Nam quy chế ưu đãi thương mại phổ cập (GSP).
Thứ hai, hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh có tác dụng lớn tới quá trình hòa giải giữa hai nước, hai dân tộc. Việt Nam nhất quán coi việc hợp tác tìm kiếm quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh Việt Nam là vấn đề nhân đạo, đã và đang hợp tác có hiệu quả với Chính phủ Mỹ. Vấn đề giải quyết hậu quả chất độc da cam, một trong những di chứng nặng nề nhất do cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam để lại đối với môi trường cũng như sức khỏe của hàng triệu người Việt Nam mới chỉ có chuyển biến bước đầu. Ngày càng có nhiều ý kiến trong dư luận Mỹ lên tiếng về trách nhiệm của nước Mỹ. Đây là lĩnh vực phía Mỹ cần làm nhiều hơn.
Thứ ba, hai nước có những quan điểm và cách đề cập khác nhau về nhân quyền do khác biệt về điều kiện, hoàn cảnh lịch sử và chế độ chính trị, hai bên đã và cần tiếp tục đối thoại trên tinh thần thẳng thắn và chân thành để xử lý những khác biệt trong các vấn đề này. Đây là phương cách hiệu quả nhất để thu hẹp khác biệt vì phát triển hợp tác và vì những lợi ích rộng lớn hơn của hai dân tộc
- Xin Thứ trưởng đánh giá về triển vọng của quan hệ Việt - Mỹ trong thời gian tới cũng như đường hướng phát triển của mối quan hệ này trong tương lai?
- Với những nỗ lực liên tục của Chính phủ và nhân dân hai nước, đến nay có thể nói quan hệ Việt Nam - Mỹ, kể từ khi bình thường hóa, đã dần đi vào ổn định và đúng hướng; những vết thương chiến tranh từng bước được hàn gắn; những mặc cảm, nghi kỵ được xóa dần thông qua đối thoại thẳng thắn; hợp tác nhiều mặt, nhiều lĩnh vực. Hai nước đã khẳng định được những lợi ích chung và nguyên tắc cơ bản cho khuôn khổ quan hệ: Đối tác hữu nghị, xây dựng, hợp tác nhiều mặt trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, không can thiệp nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi. Đây sẽ là đường hướng cơ bản cho phát triển quan hệ hai nước trong những năm tới.
Thời gian tới, hai nước cần tiếp tục củng cố và xây dựng mối quan hệ chính trị - ngoại giao tích cực thông qua duy trì trao đổi đoàn và tiếp xúc của lãnh đạo cấp cao hai nước. Bên cạnh đó, hai nước cần tăng cường hơn nữa quan hệ thương mại, đầu tư giữa hai nước, trong đó chú trọng các biện pháp tăng mạnh xuất nhập khẩu hai chiều, hạn chế các rào cản trong quan hệ thương mại, đẩy mạnh đàm phán và trao đổi về các thỏa thuận thương mại, kinh tế lớn, có tầm chiến lược giữa hai nước. Hai nước cũng cần đẩy mạnh hợp tác trên lĩnh vực khoa học, công nghệ, giáo dục. Hai nước cần làm tốt hơn nữa hợp tác nhân đạo, trong đó tiếp tục tập trung vào các lĩnh vực MIA, giải quyết vấn đề da cam/đi-ô-xin, rà phá bom mìn, y tế cộng đồng, đồng thời tích cực thúc đẩy hợp tác trên các vấn đề như cứu trợ thiên tai, tìm kiếm cứu nạn. Đối với các vấn đề còn khác biệt về quan điểm cũng như để xác định các lĩnh vực, sáng kiến hợp tác mới, hai nước cần duy trì tích cực đối thoại về các vấn đề như chính trị - an ninh - quốc phòng, dân chủ, nhân quyền, tôn giáo.
Thu Trang (thực hiện)

This post appeared on the front page as a direct link to the original article with the above link .

Hot this week

Sri Lanka: Is America Moving toward the Far Right?

Australia: As Trump Turns His Back on Renewables, China Is Building the Future

India: Peace Nobel for Trump: It’s Too Long a Stretch

Indonesia: Trump Needs a Copy Editor

Germany: Bad Prospects

Topics

Japan: The Role of a Diplomatic Attitude To Maintain the International Order

Russia: The Third Party Idea as a Growing Trend*

Germany: Trump’s Tariffs: China Acts, Europe Reacts

Germany: Trump Is Capable of Learning

Germany: Nerve-Wracking Back and Forth

Indonesia: Trump Needs a Copy Editor

Indonesia: Trump’s Chaos Strategy Is Hurting His Allies, Not Just His Rivals

Sri Lanka: Epstein Files, Mossad and Kompromat Diplomacy

Related Articles

Venezuela: Vietnam: An Outlet for China

Venezuela: Will the Middle East Become America’s New Vietnam?

Zimbabwe: Putin’s North Korea, Vietnam Visits a Headache for the US

U.K.: The Observer View on Vladimir Putin’s Reckless Visit to Asia

Turkey: Gaza: Another Vietnam Moment for US